Nghĩa Thành: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Nghĩa Thành:
Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc
ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao
giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa
sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại
nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy
hiệu quả kinh tế cao.
Thúc đẩy CĐS trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”
sẽ góp phần phát triển, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
Hiện đã sản phẩm OCOP
của xã được đăng tải, bán trên các sàn thương mại điện tử và các nền tảng mạng
xã hội. Tiêu biểu như các sản phẩm: Bột chuối tiêu xanh – Minh Ngọc
Nhờ biết cách giới thiệu, quảng bá trên các nền tảng số nên
sản phẩm của địa phương cũng được nhiều người tiêu dùng để ý và quan tâm nhiều
hơn. Khách hàng chỉ cần vào các trang mạng sẽ có đầy đủ thông tin cũng như giá
thành của sản phẩm, sau đó chọn lựa số lượng và để lại địa chỉ, chúng tôi sẽ
liên hệ và giao hàng đến tận nhà. Mọi sản phẩm đều được đơn vị đảm bảo đúng
chất lượng như đã giới thiệu. Đây được xem là “bước tiến” mới của địa phương,
bởi khi kinh doanh theo cả hai phương thức truyền thống và hiện đại, tỷ lệ đầu
ra của sản phẩm tăng hơn khoảng 20%.
Thông qua nền tảng số, không chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm, mà
còn trực tiếp nhận được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm, từ đó
rút kinh nghiệm, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và điều chỉnh sao cho phù
hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường.


Có thể nói, việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên các trang
mạng xã hội, sàn thương mại điện tử đã giúp sản phẩm OCOP của tỉnh nhà tiếp cận
nhanh hơn với người tiêu dùng trên toàn quốc. Đây được xem là nền tảng, tạo
bước đi vững chắc và bền vững cho sản phẩm OCOP địa phương trên thị trường. Đặc
biệt, sau khi kết nối tiêu thụ qua nền tảng số, một số chủ thể OCOP đã chủ động
áp dụng CĐS trong các công đoạn sản xuất, chế biến của mình, cũng như áp dụng
hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng QR Code để người tiêu dùng yên tâm khi sử
dụng sản phẩm. Từ kết quả đạt được cho thấy, CĐS đã giúp ngành nông nghiệp nói
chung và các chủ thể sản xuất có khả năng quảng bá rộng rãi hơn, tăng doanh số
bán hàng, mở rộng các kênh tiêu thụ, đạt mục tiêu đưa sản phẩm OCOP của địa phương
vươn ra thị trường thế giới.